ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ NĂM 2022 - 4 CHỮ VÀNG

ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ NĂM 2022 - 4 CHỮ VÀNG " NHẠY CẢM - CHỌN LỌC - CƠ BẢN - HỒI PHỤC KINH TẾ"

ĐỊNH HƯỚNG DẦU TƯ NĂM 2022

“NHẠY CẢM – CHỌN LỌC – CƠ BẢN – HỒI PHỤC NỀN KINH TẾ

Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, VNINDEX có những biến động khá lớn với nhiều câu chuyện như thanh tra, xử lý hàng loạt các doanh nghiệp vi phạm trong giao dịch hay thao túng cổ phiếu. Đồng thời dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân cũng góp phần làm giá một số cổ phiếu tăng nóng hơn so với giá trị doanh nghiệp, vô hình chung trở thành hiệu ứng domino khi các cổ phiếu này được “sờ gáy”.

Thị trường thường có nhiều biến động mạnh khi các thông tin liên quan tới “tâm lý” được công bố. Với mặt bằng giá cổ phiếu và chỉ số chung ở mức cao, rõ ràng sẽ làm nghiêm trọng hơn các đợt sụt giảm của thị trường.

Trong bối cảnh đó, VNINDEX với nhiều điều kỹ vọng nhưng cũng sẽ phải nhận những thách thức không nhỏ khi yếu tố đám đông sẽ có thể chi phối ngắn hạn ở từng thời điểm. Dự báo VNINDEX dao động từ vùng 1300-1700 trong năm 2022 và có thể khá nhạy cảm với các thông tin mang tính tâm lý.

Trong 3 lần sụt giảm tương đối năm 2021, nhà đầu tư nhận ra bài học “ mua và nắm giữ cổ phiếu có nền tảng cơ bản sẽ yên tâm và chủ động hơn rất nhiều”. Chính vì vậy với những kinh nghiệm trong các đợt sụt giảm vừa qua, rõ ràng nhà đầu tư phải có những đánh giá chủ quan và tạo cho mình một bộ tiêu chí “chọn lọc” riêng.

Sẽ không còn những tín hiệu mua bán thông thường, nhà đầu tư sẽ quan tâm tới nhiều yếu tố cở bản như động lực tăng trưởng, giá trị doanh nghiệp và một định giá phù hợp.

Với điểm nhấn trong năm vừa qua về việc tiêm vắc-xin thần tốc, Việt Nam đang hướng tới việc mở cửa trở lại và bắt đầu quá trình hồi phục nền kinh tế của mình sau đại dịch. Mục tiêu của chính phủ sẽ đạt tăng trưởng kinh tế 6-6.5%, tuy nhiên với những luận điểm như (1)lĩnh vực sản xuất phục hồi (2) chi tiêu tiêu dùng trở lại (3) chính sách tiếp tục hỗ trợ thì hoàn toàn có thể giúp cán địch con số khoảng 6.8%

Vậy những nhóm ngành mang tính hồi phục nền kinh tế chúng tôi đánh giá cao gồm:

Bất động sản dân dụng

Luận điểm đầu tư:

  • Giải quyết nguồn cung bất động sản nhờ thay đổi pháp lý, các điểm giao dịch BDS được mở cửa trở lại. Giá bán cũng có xu hướng tăng mạnh mẽ

  • Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa và nhu cầu nhà ở có xu hướng tăng trong tương lai.

  • Để thúc đẩy việc gia tăng nhà ở trong năm 2022, lãi suất vay mua nhà tiếp tục duy trì ở mức thấp.

  • Các khu vực được đánh giá cao

Phía đông TPHCM: VHM,KDH với nhiều dự án sẵn sàng mở bán, bao quanh các dự án hạ tầng quỹ mô lớn

Đồng Nai: Các dự án cầu Nhơn Trạch (2024), cầu Vàm Cái Sứt , dự án Sân bay Long Thành (2025) – NVL,NLG,DXG

Bình Dương: Hưởng lợi từ các dự án hạ tầng lận cận như sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Thủ Dầu Một – Chơn Thành.- DXG,PDR,LDG

Long An: Thu hút FDI mạnh mẽ, nhiều dự án CSHT như quốc lộ 1A,50,62,N2.

 

Xây dựng

Luận điểm đầu tư:

  • Số hợp đồng ký mới của các nhà thầu dần hồi phục

Riêng quý 4, CTD trúng 10000 tỷ đồng ( chiếm 40% tổng hợp đồng).

  • Giá nguyên vật liệu

Với xu hướng ký kết các hợp đồng từ đầu năm 2021, việc giá nguyên liệu có xu hướng đi xuống giúp cho các doanh nghiệp xây dựng có biên lợi nhuận cao trong các dự án ký kết. Khi nỗi lo về giá đầu vào được giảm bớt so với đầu năm thì việc “đầu cơ” ký kết thật nhiều dự án ở thời điểm giá nguyên vật liệu cao lại là một lợi thế.

  • Làn sóng đầu tư công mạnh mẽ

Theo Fitch Solutions, giá trị ước tính của ngành xây dựng sẽ đạt gần 1.100 nghìn tỷ đồng (CAGR 2020 - 2030 là 10,6%) trong năm 2030. Với những kế hoạch gần đây về quy hoạch tổng thể cơ sở hạ tầng giao thông đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ.

Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi động dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông cho giai đoạn 2021-2030 với vốn đầu tư là 970,6 nghìn tỷ đồng (42,3 tỷ USD), trong đó 400 nghìn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Một số dự án quan trọng sẽ được ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, bao gồm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; Quốc lộ số 1, 22, 50 và 13; và Đường vành đai số 2 và 3.

 

Các cổ phiếu mà chúng tôi ưa thích gồm:

BĐS khu Công nghiệp:

Luận điểm đầu tư:

  • Triển vọng tích cực đối với sản xuất công nghiệp:

Dư địa mở rộng quỹ đất KCN trong dài hạn là rất lớn, vì chỉ khoảng một nửa diện tích quy hoạch KCN đã được thành lập. Như đề cập trước đó, kỳ vọng chính phủ sẽ tăng tốc cấp phép đầu tư.

 

 

Cung cầu BĐS KCN tại các vùng kinh tế trọng điểm:

Các tỉnh lân cận TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được hưởng lợi nhiều từ việc phát triển sản xuất công nghiệp. Bình Dương có lợi thế quỹ đất cao su với chi phí thấp và dễ chuyển đổi. Đồng Nai sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ dự án sân bay Long Thành, dự kiến được hoàn thành trong năm 2025. Trong khi đó, Bà Rịa – Vũng Tàu là trung tâm logistic lớn nhờ Cảng Cái Mép – Thị Vải có sản lượng container lớn nhất khu vực miền Nam. Đối với các tỉnh miền bắc, Bắc Ninh Hải Phòng Hải Dương sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc

FDI ổn định dù giãn cách xã hội chặt chẽ hơn 2021

11T 2021, vốn FDI đăng ký đạt 26,5 tỷ USD, ngang so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do các biện pháp phong tỏa, giải ngân đã chậm lại và vốn FDI giải ngân đạt 17,1 tỷ USD (-4% yoy). Mặc dù vậy, chúng ta vẫn nhận thấy những nét tích cực từ FDI trong một năm khó khăn.

Ngành Logistics:

Luận điểm đầu tư

Phục hồi mạnh mẽ của kim ngạch nxk

 

Do sản xuất đình trệ trong bối cảnh làn sóng tăng thứ 4 và mức cao của năm ngoái, kim ngạch xuất nhập khẩu bước vào 6 tháng cuối năm với tốc độ tăng trưởng thấp thấp hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, giá trị này đã cho thấy sự phục hồi vào tháng 11 năm 2021. Trong tháng 11 năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 62 tỷ USD (+25% YoY), trong đó vận tải đường biển đạt 36 tỷ USD (+22% YoY) và vận tải đường hàng không đạt 20 tỷ USD (+28% YoY). Do đó, lũy kế kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 600 tỷ USD trong 11T2021, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị vận chuyển bằng đường biển/đường hàng không trong 11 tháng đạt 365 tỷ USD (+22% YoY)/177 tỷ USD (+15%)

  • Vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực chế biến chế tạo phục hồi sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất, theo đó thúc đẩy nhu cầu vận tải

 

  • Hoạt động sản xuất cho thấy dấu hiệu hồi phục tốt

 

IIP tháng 11/2021 tăng 5,6% YoY và PMI duy trì trên 50 là tín hiệu tốt cho thấy hoạt động sản xuất tăng cường trở lại, tạo nền tảng vững chắc cho sự phục hồi của nhu cầu vận tải. - Thiếu hụt cung tải sẽ hỗ trợ mức cước vận chuyển container nội địa.

 

Ngành Dầu khí

Luận điểm đầu tư:

Biến động giá dầu

 

Giá dầu thô Brent đóng cửa ở mức 88,09 usd/thùng tại ngày 24/01, chính thức lập đỉnh trong vòng 7 năm qua. Giá dầu tăng nhờ (i) nhu cầu nhiên liệu phục hồi mạnh (than, dầu, khí) tại các nước đã hồi phục/ mở cửa trở lại; (ii) gián đoạn nguồn cung do bão Ida tại Mỹ và tình trạng tắc nghẽn logistics do đại dịch khiến giá than và khí tăng, đẩy giá dầu tăng khi trở thành nhiên liệu thay thế; và (iii) OPEC+ tuân thủ theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng ký vào đầu năm 2021.

Tác động của giá dầu đến lợi nhuận: Biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GAS (tăng/giảm doanh thu & biên lợi nhuận, và nhu cầu khí khô từ nhà máy điện do giá điện khí ở mức cao), cũng như PLX & OIL (tăng/giảm doanh thu & lãi/lỗ hàng tồn kho) và BSR (tăng/giảm biên lợi nhuận lọc hóa dầu, lãi/lỗ hàng tồn kho).

Trong khi đó, đối với các công ty dầu khí upstream (PVD & PVS), giá dầu không ảnh hưởng ngay đến lợi nhuận ròng của công ty trong ngắn hạn do các công ty này dựa và các dự án, mang tính chất dài hạn hơn. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng ước tính mảng khoan của PVD hồi phục từ Q2/2021 và ghi nhận lợi nhuận từ 2022 nhờ hiệu suất sử dụng và giá thuê tăng.

Biến động giá khí

Giá khí ( USD/mmbtu) đã có từng thời điểm đạt lên mức đỉnh 12 năm trong năm nay.

Siêu dự án Lô B – Ô Môn

Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư ~10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn. Theo PVN, ước tính khoảng 19,23 tỷ USD sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước trong vòng đời 20 năm của dự án (từ dự án thượng nguồn và đường ống dẫn khí). Các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội để tham gia và hưởng lợi từ dự án Lô B, bao gồm các DN cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD. Bên cạnh đó, với tư cách là nhà đầu tư chủ chốt cho đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (chiếm 51% tổng mức đầu tư), chúng tôi cũng cho rằng GAS sẽ là đơn vị hưởng lợi chính từ dự án này nhờ vào nguồn khí bổ sung từ Lô B và cước phí vận chuyển khí.

Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP (ngày 16/12/2021) về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thay thế Nghị định 56, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng dự án thượng nguồn sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối Q2/22 sau khi Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cho Ô Môn III trong Q2/22, tạo tiền đề cho toàn chuỗi dự án Lô B - Ô Môn khởi công trong nửa cuối năm 2022.

Nhóm Xuất khẩu: Thủy sản, Dệt May, Vật liệu

  • Thủy sản
  • Kỳ vọng giá trị xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng trong năm 2022

 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam(VASEP), giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 4% YoY, đạt 8,7 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu tôm và cá tra ước đạt 3,9 tỷ USD và 1,5 tỷ USD, lần lượt tăng 4% và 3% YoY. Xét trong vòng 9 năm qua, mặc dù gặp phải thách thức từ dịch bệnh nhưng về giá trị xuất khẩu vẫn đạt gần mức cao nhất 8,8 tỷ USD ( thời điểm đỉnh cao của thủy sản).

Năm 2022 được kỳ vọng tiếp tục đà tăng trưởng, VASEP kỳ vọng xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu cao từ các thị trường nhập khẩu và sản xuất trong nước phục hồi. Dự báo giá trị tôm và cá tra lần lượt tăng 10% và 7% 2022.

Thị trường Hoa kỳ được kỳ vọng tăng trưởng nhờ nhu cầu cao khi sản lượng nội địa giảm và giá thủy sản tại nước này tăng, thị trường Châu Âu có thể tăng chậm hơn và thị trường Trung Quốc thì chưa có sự chắc chắn trong việc hồi phục.

  • Cước tàu vẫn cao năm 2022 nhưng hạ nhiệt so với năm 2021

Cước phí vận tải bắt đầu có sự hạ nhiệt từ tháng 11 sau khi đạt đỉnh tháng 9,10. Các công ty cũng chủ động đàm phán giảm chi phí logistic khi chuyển hợp đồng từ CIF sang FOB ( người mua trả chi phí vận chuyển) như VHC.

  • Giá bán vẫn duy trì ở mức cao

 

Đợt bùng phát COVID-19 của Việt Nam vào Q3 2021 đã khiến diện tích nuôi trồng mới giảm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và giá cá nguyên liệu leo thang trong nửa đầu năm 2022. Giá xuất khẩu cá tra và tôm tăng mạnh trong nửa cuối 2021 do nhu cầu cuối năm tăng cao và nguồn cung thủy sản chế biến thiếu hụt. Trong năm 2022, chúng tôi kỳ vọng giá nguyên liệu có thể tăng nhanh hơn mức tăng giá bán trong nửa đầu năm 2022, sau đó hạ nhiệt dần vào nửa cuối năm 2022 khi nguồn cung trở nên dồi dào.

  • Dệt may

Luận điểm:

Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2022 dự kiến ít nhất bằng năm 2021

Các thị trường toàn cầu bắt đầu hồi phục sau đại dịch, doanh số thời trang toàn cầu năm 2022 được kỳ vọng đạt 740 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ, có thể vượt ngưỡng 3-8% năm 2019.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã dự phóng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 39 tỷ USD trong năm 2021, tăng 11% YoY, hoàn thành kế hoạch mặc dù sụt giảm mạnh trong Q3 2021 do phong tỏa.

Hiện tại, toàn ngành đã phục hồi 70 – 80% công suất sản xuất, theo Bộ kế hoạch và Đầu tư

Kỳ vọng giá trị xuất khẩu năm 2022 sẽ khoảng 38-43,5 tỷ USD phụ thuộc vào việc đại dịch sớm kết thúc. Kịch bản cơ sở đạt 40-41 tỷ USD và tích cực nhất sẽ là 42,5-43,5 tỷ USD.

Lợi thế EVFTA sẽ được thể hiện rõ nét

 

 

EVFTA được kỳ vọng sẽ đóng góp vào xuất khẩu dệt may sang Châu Âu trong năm 2022, thuế sẽ giảm đáng kể so với mức 2021. MSH,TNG,GMC có thể hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA do xuất khẩu phần lớn sang thị trường này, STK và TCM cũng được hưởng lợi khi cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các công ty may hoặc tự chủ cung cấp.

 

( cơ hội mở rộng thị phần từ thị trường Bangladesh)

Sẽ có những doanh nghiệp hồi phục tốt hơn

Các công ty với nhà máy nằm ngoài khu vực phong tỏa trong Q3 2021: MSH, TNG.

• Thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ: MSH, TNG.

• Các công ty dệt may hưởng lợi từ giá sợi  tăng: STK, VGT.

• May mặc thời trang hàng ngày và đồ thể thao (như Puma, Nike, Columbia) phục hồi nhanh hơn quần áo công sở do xu hướng làm việc tại nhà hoặc bán lẻ thương mại (IKEA) có thể hưởng lợi từ nhu cầu cao trong giai đoạn phong tỏa: GIL, TNG, MSH, STK.

Giá sợi dự báo hạ nhiệt

Trong năm 2021 VGT,STK đều đạt mức tăng trưởng thu nhập cao từ việc giá sợi có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên giá sợi có thể có xu hướng hạ nhiệt, sẽ ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của những doanh nghiệp như VGT,ADS,FTM,STK.  Đồng thời mở ra cơ hội cải thiện biên do giá nguyên liệu giảm các dn may mặc.

Nhà máy mới  và có thêm mảng bất động sản

 

CỔ PHIẾU TRONG DANH MỤC

 

Nhận tư vấn cơ cấu danh mục 1:1: Mr Cường 0989577309

Mở tài khoản chứng khoán tại Rồng Việt tại đây: https://account.vdsc.com.vn/broker/908B265354746FE65DD2512C7A81281E

Tham gia room tư vấn : https://zalo.me/g/pziyrg082