VNINDEX HỨNG KHỞI ĐẦU NĂM, DAO ĐỘNG TRONG BIÊN ĐỘ 1300-1700  NĂM 2022

VNINDEX HỨNG KHỞI ĐẦU NĂM, DAO ĐỘNG TRONG BIÊN ĐỘ 1300-1700 NĂM 2022

VNINDEX HỨNG KHỞI ĐẦU NĂM, VNINDEX SẼ DAO ĐỘNG TRONG VÙNG 1300-1700 TRONG NĂM 2022

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục dẫn dắt thị trường, biến kênh chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn nhất so với các kênh đầu tư khác và thị trường Việt Nam là thị trường thuộc top đầu về hiệu suất đầu tư.

VNINDEX hướng tơi 1700 điểm với những luận điểm chính là (1) Môi trường lãi suất thấp (2) Tiếp tục tham gia của các nhà đầu tư F0 (3) Kinh tế Việt Nam trong đà hồi phục

  1. Lãi suất tiền gửi có thể tăng nhẹ vào năm 2022

Ngân hàng phải tạo điều kiện thuận lợi về vốn và lãi suất để phục hồi nền kinh tế, tuy nhiên mức độ hỗ trợ đóng góp một phần nào đó khi chính phủ dự kiến sẽ tung các gói kích thích kinh tế tiếp theo. Chính vì vậy mặt dù lãi suất có thể tăng nhưng không có biến động lớn.

Lãi suất tiền gửi trung bình theo các nhóm ngân hàng vẫn cho thấy sự sụt giảm đáng kể từ đầu năm 2020 tới nay. Trong đánh giá nhóm Ngân hàng, hiệu ứng tiền gửi đột biến giảm dần cũng sẽ là một rủi ro của ngành. Đại dịch dẫn đến việc tái phân bổ giữa các kỳ hạn gửi tiền và tiền gửi ngắn hạn tăng mạnh, đặc biệt là không kỳ hạn.

  1. Thị trường đi lên nhờ sự tham gia của các nhà đầu tư F0

 

Mức sinh lời cao của kênh đầu tư chứng khoán trong năm 2020-2021 đã thu hút sự quan tâm của một phận lớn NDT cá nhân Việt Nam. Theo báo cáo chiến lược của VDSC, công ty chứng khoán kỳ vọng vào thị trường sẽ có thêm khoảng 150.000 tài khoản mở mới. Thanh khoản khớp lệnh bình quân toàn thị trường có thể dao động ở mức 30-35.000 tỷ đồng/phiên.

Để phục vụ một lượng lớn khách hàng có xu hướng gia tăng, các công ty chứng khoán tiếp tục huy động vốn để tăng nguồn cho vay margin. Nguồn tiền chảy vào thị trường sẽ tiếp tục được gia tăng.

  1. Kinh tế Việt Nam trong đà hồi phục

Tiến đổ tiêm chủng, lĩnh vực sản xuất phục hồi, chỉ tiêu tiêu dùng tăng trở lại và chính sách tiếp tục hỗ trợ có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2022, cao hơn mục tiêu của Chính Phủ 6-6.5%

Tốc độ tiêm chủng của Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới ( chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ) trong tháng 11. Hiện tại Chính Phủ đang triển khai tiêm mũi thứ 3 cho các nhóm nguy cơ cao và mục tiêu sắp tới là 80% dân số được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vào cuối quý 1 năm 2022.

Lạm phát vừa phải là dấu hiệu của nền kinh tế khỏe mạnh. Lạm phát của Thế giới đang có những tiến triển xấu đi khi giá hàng hóa có sự leo thang và điều này khiến FED có xu hướng sẽ sớm tăng lãi suất trong năm 2022. Tuy nhiên mức độ lạm phát tại Việt Nam thì chưa “nóng” như các đất nước khác, lạm phát sẽ tiếp tục kiểm soát với chỉ số CPI trung bình là 3,8% vào năm 2022.

Chính sách tài khóa là điểm tựa của quá trình hồi phục – một gói kích tài khóa quy mô khoảng 3-4% GDP sẽ là khả thi. Gói kích thích này có thể bao gồm các biện pháp cụ thể như hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay của doanh nghiệp, tiếp tục hoãn/miễn thuế, phí và tăng chi đầu tư công.

Những rủi ro khiến thị trường có thể có diễn biến điều chỉnh

  1. Lạm phát:Mặc dù lạm phát tại Việt Nam được dự báo nằm trong tầm kiểm soát tuy nhiên vẫn là yếu tố cần theo dõi
  2. Xác suất lây nhiễm đối với các chủng virus kháng vắc -xin
  3. Các biến động về địa chính trị toàn cầu, xu hướng thi hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ.

VNINDEX dự báo dao động trong khoảng 1340-1730 điểm, dựa trên kịch bản tăng trưởng EPS 17% năm 2022 của danh mục của VDSC, mức P/E dự phóng 2022 là 16,4 lần.

Đánh giá triển vọng các ngành trong năm 2022 của VDSC

 

 

DANH MỤC CỦA CHÚNG TÔI

 

Like page WinTrades ngay tại đây: https://www.facebook.com/wintrade.vn  

Like và Subscribe kênh youtube WinTrades tại đây:  https://www.youtube.com/channel/UCOI93Pl-DRS3ecppydTXyUQ

--------------------------------------------------

WINTRADES - ỨNG DỤNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỰ ĐỘNG

: Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

: Hotline 0989.577.309 và zoom zalo: https://zalo.me/g/bmdgcl874

: https://wintrades.net/