Báo cáo chiến lược tháng 05 - VDSC

Báo cáo chiến lược tháng 05 - VDSC

-Thị trường trong tháng 05 và thời gian tới sẽ có 3 động lực chính gồm
(1) Dòng vốn từ quỹ Fubon ETF và quỹ mới liên quan đến Dragon Capital sẽ là yếu tố dẫn dắt nhóm cổ phiếu VN30. Trong đó, Động lực đến từ quỹ Fubon ETF khi giá trị tài sản ròng của quỹ này đã tăng từ 119 tăng lên 309 triệu USD (+62% chỉ trong 1 tháng). Một thông tin đáng chú ý khác đến từ quỹ Vietnam DC25 Ltd., một quỹ liên quan đến Dragon Capital, họ công bố thông tin về việc đăng ký mua 100 triệu chứng chỉ quỹ từ quỹ VFMVSF từ ngày 4/5 đến 2/6.
(2) Sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân và khả năng gia tăng nguồn vay ký quỹ trong thời gian tới đến từ việc tăng vốn của các công ty chứng khoán sẽ là động lực thúc đẩy thị trường.
Theo báo cáo VDSC, dòng tiền tươi của NĐT vẫn đóng vai trò chính khi giao dịch ký quỹ chỉ chiếm 13% tổng giá trị giao dịch (giảm mạnh từ Q3 2020). Trong Q4 2020, tỉ lệ ký quỹ/vốn chủ sở hữu đạt đỉnh theo số liệu của FiinPro trong vòng 3 năm. Ngoài ra, việc một vài công ty chứng khoán gần đạt đến ngưỡng tối đa của tỷ lệ này (2 lần) đã phần nào giới hạn việc tăng lượng cho vay ký quỹ trên thị trường. Việc cải thiện trong dòng vốn sẽ giúp thị trường có nhiều cơ hội gia tăng về số tiền khi lượng tiền đã đang và sẽ tiếp tục dồi dào.
(3) Ngoài ra, việc hồi phục KQKD mạnh mẽ từ Q1 2021 sẽ là nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng EPS hai chữ số trong năm 2021. Do đó, chúng tôi kì vọng VN Index có thể dao động trong khoảng 1.240 - 1.370 điểm
- Kinh tế Việt Nam
(1) Lạm phát có thể xảy ra trong quý cuối năm khi giá nguyên vật liệu vẫn có xu hướng gia tăng. Chi phí đầu vào tăng với tốc độ nhanh nhất chỉ trong hơn ba năm và các nhà sản xuất đã chuyển chi phí đầu vào cao hơn cho khách hàng của họ. Nhìn vào dữ liệu ngành một cách chi tiết, chi phí tăng kỷ lục xuất hiện ở nhiều ngành như thức ăn chăn nuôi, thép, giấy, hóa chất… Đồng nghĩa các ngành như chăn nuôi, xây dựng và các nhà làm bất động sản sẽ bị ảnh hưởng TIÊU CỰC
(2) Tăng trưởng kinh tế phục hồi nhờ hoạt động xuất khẩu:
Năm 2020, Việt Nam đạt được tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu nhờ vào hai thị trường lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong Q1/2021, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ vẫn ghi nhận ở mức tăng trưởng nhanh nhất so với các đối tác thương mại khác, tuy nhiên xuất khẩu sang các thị trường khác đã ghi nhận sự phục hồi đáng kể. Xuất khẩu sang Châu Âu tăng 14,6% so với cùng kỳ trong việc xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN tăng lần lượt là 7,1% so với cùng kỳ . Khả năng tận dụng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định CPTPP của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp, chỉ đạt khoảng 4,0% kim ngạch xuất khẩu năm 2020. Trong quý 1/2021, xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP được cải thiện với mức tăng 6,2% so với cùng kỳ. Các cổ phiếu mà chúng tôi ư thích trong nhóm này.
- Triển vọng thị trường và cổ phiếu quan tâm
Khi động thái chốt lời là hiện hữu ở phần lớn các nhóm cổ phiếu trong thời gian gần đây sau khi các thông tin về KQKD Q1-2021 lần lượt được công bố, cũng luồng thông tin được dự báo là hạn chế hơn, chúng tôi cho rằng NĐT sẽ cần phải lựa chọn cổ phiếu một cách kỹ lưỡng hơn trong Tháng 5 so với giai đoạn trước.
Các số liệu vĩ mô vẫn đang tiếp nối đà phục hồi so với tháng trước (số liệu tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020 không phản ánh nhiều ý nghĩa do T4-2020 thực hiện giãn cách toàn xã hội)Trong đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 1,1% MoM; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư tăng 2,3% MoM; Chỉsố PMI của Việt Nam tăng tháng thứ ba liên tiếp, đạt 54,7 điểm trong Tháng 4.
LN ròng năm 2021 của một số doanh nghiệp vốn hóa lớn dự phóng tăng trưởng khá tích cực, trong đó có thể kể đến các nhóm doanh nghiệp thuộc ngành BĐS dân dụng (+128% YoY), thép (+104% YoY), ngân hàng (+25% YoY), bán lẻ (+25% YoY), và CNTT (+21% YoY). Qua đó, chúng tôi tin rằng TTCK có thể chinh phục những mức điểm số cao hơn trong khoảng thời gian còn lại của năm 2021.
Do đó, chúng tôi cho rằng Tháng 5 sẽ là khoảng thời gian thích hợp để tái cơ cấu danh mục, và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội để tích lũy/nắm giữ những cổ phiếu được dự báo có thể kéo dài đà tăng trưởng LN vượt trội sang các quý tiếp theo của năm 2021 và năm 2022 nếu như có mục tiêu nắm giữ dài hơn. Theo đó, chúng tôi khuyến nghị NĐT tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu HPG, PNJ, LHG, MWG, VCB, ACB, TCB và DXG. Ở chiều ngược lại, NĐT có thể cân nhắc hạ tỷ trọng đối với PPC do kỳ vọng về mức chi trả cổ tức đột biến đã được phản ánh sau kỳ ĐHCĐ vừa qua của DN; Khuyến nghị tương tự cũng được áp dụng đối với cổ phiếu DPM khi số liệu KQKD Q1-2021 không đạt kỳ vọng của chúng tôi trong khi triển vọng cho Q2-2021 được dự báo kém khả quan do (1) DPM sẽ dừng sản xuất để bảo dưỡng máy móc trong khoảng một tháng và (2) diễn biến giá bán bất lợi hơn so với giai đoạn trước. Cuối cùng, chúng tôi khuyến nghị thêm vào đối với 4 cổ phiếu LTG, GMD, SMC, MSH.
Trích dẫn: Báo cáo chiến lược tháng 05 -VDSC

Với chúng tôi, WINTRADES đồng quan điểm với VDSC khi kỳ vọng về diễn biến trong trung và dài hạn của chỉ số VNINDEX với xu hướng " tiền rẻ" vẫn đang duy trì.
Từ những đánh giá của VDSC, phù hợp với các cổ phiếu mà chúng tôi ưa thích cho các vị thế mua trung và dài hạn như: GMD,HAH,VSC,VHC,PTB,VCS, MWG,DGW,GEG,BWE.